Theo điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020, tỉnh Bình Dương có 33 KCN với diện tích gần 15 ngàn ha. Tỉnh đang triển khai đầu tư xây dựng 1 số khu công nghiệp mới được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương nhằm tạo quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Bình Dương đưa công nghiệp về vùng nông thôn, cùng với khu công nghiệp Mỹ Phước, KCN Bàu Bàng được thành lập. Theo qui hoạch ban đầu, 1000 ha đất công nghiệp – KCN Bàu Bàng đã được lắp đầy. Hiện nay, chủ đầu tư và chính quyền huyện Bàu Bàng đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN Bàu Bàng 2 mở rộng có diện tích 1000ha. Huyện Bàu Bàng cũng đang xúc tiến các thủ tục để cùng với nhà đầu tư triển khai dự án KCN Lai Hưng 600 ha, KCN Cây Trường 700ha. Trên địa bàn huyện, Khu công nghiệp Tân Bình có 95 ha cũng đã hình thành, UBND huyện đang trình cấp có thẩm quyền mở rộng thêm 1055 ha về phía 2 xã Tân Hưng và Hưng Hòa.
Một trong những định hướng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua là thu hút đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp. Do đó, trong quy hoạch đã hình thành 1 số khu công nghiệp chất lượng cao, đảm bảo có hệ thống hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế như KCN Việt Nam – Singapore, KCN Kỹ thuật cao Mapletree , cung cấp đầy đủ tiện ích, tạo điều kiện thu hút hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao vào địa bàn tỉnh. Các KCN phía bắc cũng là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Báo cáo của UBND tỉnh, trong quí 1/2017, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cho thuê lại đất nhà xưởng đạt 77ha, thu hút được hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 97,6% tổng vốn đầu tư vào Bình Dương trong thời gian này.
Theo điều chỉnh quy hoạch các KCN đến năm 2020, tỉnh BD có 33 KCN với diện tích gần 15 ngàn ha. Tỉnh đang triển khai đầu tư xây dựng 1 số khu công nghiệp mới được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương với tổng diện tích hơn 3.100ha:
Trong đợt 1 /2017, UBND tỉnh đã trao giấy phép đầu tư dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III có tổng vốn gần 285 triệu USD với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Đưa sản xuất công nghiệp tập trung vào các KCN có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại là biện pháp để BD phát triển bền vững nền kinh tế.