Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước sau 44 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nền kinh tế tỉnh Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ và tạo được những thành tựu to lớn. Trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã phát tr

Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước sau 44 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nền kinh tế tỉnh Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ và tạo được những thành tựu to lớn. Trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã phát triển với qui mô lớn, đa ngành và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG  SAU 44  NĂM ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT

Thành công quan trọng nhất của Bình Dương chính là địa phương đã chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp năng suất thấp sang kinh tế công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, qui mô lớn đa ngành, chiếm gần 64 % trong GDP của tỉnh và hàng năm chỉ số phát triển IIP đã đạt gần 10%. Giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu hàng hoá chiếm hơn 10%/tổng giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý là có nhiều ngành hàng công nghiệp chiếm từ 30-50% sản lượng của cả nước.

Có được thành công này, chính là nhờ tỉnh Sông Bé trước đây, cũng như từ khi Bình Dương được tái lập vào năm 1997, địa phương đã nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư thông thóang, cởi mở, gắn với việc tập trung đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, để thu hút các nguồn vốn đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh. Theo đó tỉnh đã hình thành và phát triển 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với tổng  diện tích quy họach hơn 13.500 ha, với  các hạ tầng giao thông, viễn thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nuớc thải…đồng bộ. Từ đó, đã tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Bình Dương so với các địa phương khác. Đây cũng là động lực quan trọng quyết định đến hiệu quả trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Đến đầu tháng 4 năm 2019, Bình Dương có hơn 41.050 doanh nghiệp trong và ngoài nuớc họat động, với tổng vốn đầu tư 32,85 tỷ USD và gần 311.000 tỷ đồng. Hơn 95% nguồn vốn đầu tư được đưa vào sản xuất. Đây là điều kiện cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở địa phương.

Tỉnh Bình Dương đã và đang tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu …Với những tiền đề đã tạo dựng được trong 44  năm qua, sự nỗ lực chung của Đảng bộ, Chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh, chắc chắn lĩnh vực công nghiệp của tỉnh sẽ có sự phát triển vuợt bậc trong chặng đường kế tiếp.