Mặc dù theo tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng, các tòa nhà cao tầng đều có thiết bị PCCC nhưng nếu xảy ra hỏa hoạn lớn thì không thể chỉ trông đợi vào hệ thống này mà đòi hỏi các cư dân phải có cả kỹ năng “thoát hiểm”.

Mặc dù theo tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng, các tòa nhà cao tầng đều có thiết bị PCCC nhưng nếu xảy ra hỏa hoạn lớn thì không thể chỉ trông đợi vào hệ thống này mà đòi hỏi các cư dân phải có cả kỹ năng “thoát hiểm”.

Theo Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, khi đám cháy xảy ra, ở vị trí tốt nhất thì xe thang của lực lượng cứu hỏa có thể tiếp cận được lên tới tầng 10 đến tầng 15. Tuy nhiên, thang không thể cứu cùng lúc đông người. Nhiều trường hợp tử nạn không phải do sức nóng của lửa mà ngạt chết bởi khói. Do đó, nếu đang ở vị trí cách xa điểm phát cháy, căn hộ lại không ở tầng quá cao, người dân nên bình tĩnh đối phó.

Khi khu vực đã bị khói bao trùm, mọi người cần tránh trường hợp đổ dồn ra hành lang và khu vực thoát hiểm. Theo các chuyên gia, trên thực tế, nếu điểm cháy không tiếp giáp lân cận thì các bức tường cũng có khả năng cản lửa hàng chục tiếng. Quan trọng nhất, đối với mỗi cư dân nhà cao tầng và mọi gia đình đó chính là việc tự trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và thoát nạn. Đặc biệt, mọi người cần tham gia đầy đủ các lớp hướng dẫn về kỹ năng phòng cháy chữa cháy được tổ chức ở khu chung cư. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để công tác PCCC ngày càng phát huy hiệu quả trong đời sống. Bên cạnh công tác kiểm tra, quản lí của lực lượng PCCC và vai trò của chủ đầu tư thì mỗi cư dân cần phải có trách nhiệm tự kiểm tra, tự giám sát công tác PCCC tại nơi mình sinh sống.

Trong các vụ cháy xảy ra, đa phần tử vong hay thương vong đều do khói. Các cư dân chung cư cao tầng được khuyến cáo không tự ý mở và chèn cửa thoát hiểm, để cửa thoát hiểm luôn trong tình trạng mở, lấn chiếm hành lang thoát hiểm, hộp dụng cụ PCCC. Bởi theo các chuyên gia, những vi phạm tưởng là nhỏ này sẽ trở thành “điểm chết” khi xảy ra sự cố cháy nổ.