Năm 2018, lực lượng Quản lý thị trường Bình Dương đã triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và h

Năm 2018, lực lượng Quản lý thị trường Bình Dương đã triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về quản lý hoạt động thương mại góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Trong năm 2018, Cục Quản lý thị trường Bình Dương đã thanh kiểm tra 1.500 vụ, phát hiện gần 800 vụ vi phạm, giảm 190 vụ. Qua đó đã xử lý với tổng số tiền phạt nộp ngân sách là 8,2 tỷ đồng. Về buôn bán tàng trữ hàng cấm hàng lậu hàng không rõ nguồn gốc, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện xử lý 196 vụ, thu 1,3 tỷ đồng tiền phạt vi phạm hành chính. Về sản xuất, buôn bán hàng giả, hành xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng đã xử lý 17 vụ, thu phạt gần 400 triệu đồng. Trong lĩnh vực gian lận thương mại, vi phạm về giá và các vi phạm khác, ngành chức năng cũng đã phát hiện xử lý gần 600 vụ, thu số tiền phạt vi phạm hành chính và truy thu hơn 5,4 tỷ đồng.

Trong năm 2019, Cục Quản lý thị trường Bình Dương sẽ tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong tình hình mới; tập trung tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; đẩy mạnh tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng…

Cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong năm 2019, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức để công tác này đi vào đời sống. Đồng thời đẩy mạnh công tác đổi mới nghiệp vụ, xây dựng cơ sở, nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi tàng trữ buôn bán hàng cấm, hàng lậu, sản xuất buôn bán hàng giả xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.