Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, điểm sàn xét tuyển đại học chính quy năm 2019 tăng ở tất cả các ngành. Tính đến nay, ngành robotics và trí tuệ nhân tạo của Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có điểm sàn cao nhất cả nước với 24 điểm.
Trường Đại học Việt Đức đã thông báo mức điểm sàn xét tuyển vào các ngành đào tạo khóa 2019 như sau: Quản trị kinh doanh; Tài chính và Kế toán; Kiến trúc; Kỹ thuật xây dựng 20 điểm. Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin 21 điểm.
Trước đó, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã quyết định điểm sàn cho nhóm ngành đào tạo sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề từ 18-21 điểm. Cụ thể ngành y khoa, răng-hàm-mặt 21 điểm; y học cổ truyền, dược 20 điểm; điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng 18 điểm.
Điểm sàn các ngành Trường đại học Sư phạm TP.HCM đều tăng so với năm 2018, dao động 18-21 điểm. Tại Trường đại học Kinh tế TP.HCM, điểm cao nhất là 19 có các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại, marketing, tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, ngôn ngữ Anh và luật. Mức tối thiểu là 17 điểm các ngành: toán kinh tế, thống kê kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, kỹ thuật phần mềm, quản lý công, chuyên ngành quản trị bệnh viện. Trường đại học Ngân hàng TP.HCM có điểm sàn 15,5, áp dụng cho tất cả các ngành, các tổ hợp môn xét. Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM có điểm sàn với hai mức 14 và 17 điểm. Đối với các trường thành viên đại học Quốc gia TP.HCM, nhìn chung điểm sàn có tăng nhưng không nhiều. Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn có điểm sàn dao động 16,5 - 19,5 (tùy ngành). Trường đại học Công nghệ thông tin có điểm sàn 17 cho tất cả ngành và các tổ hợp xét tuyển. Trường đại học Khoa học tự nhiên điểm sàn 16-19 (tùy ngành). Trường đại học Kinh tế - luật điểm sàn là 19. Trường đại học Bách khoa điểm sàn chung là 18.