Qua quá trình phát triển, đến nay hệ thống doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nuớc ở Bình Dương không chỉ gia tăng nhanh về số luợng, qui mô đầu tư, khả năng cạnh tranh… mà còn có những đóng góp tích cực cho quá trình chuyển dịch kinh tế của địa phương. Trong đó hệ thống doanh nghiệp do cộng đồng Người Hoa tại địa phương đầu tư đã đạt hiệu quả tốt trong sản xuất kinh doanh, phát huy các lợi thế cạnh tranh và kinh nghiệm sản xuất mà cộng đồng đã tạo dựng đuợc qua nhiều thế hệ.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hệ thống doanh nghiệp Người Hoa cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến năng lực điều hành doanh nghiệp, khả năng quản trị, khả năng phát triển thị trường, nguồn vốn đầu tư… Đây cũng là những thách thức chung của hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn đang cần có sự quan tâm chia sẻ, giải quyết của các cơ quan hữu quan.
Theo số liệu sơ bộ: Trong số hơn 35.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nuớc đang hoạt động ở Bình Dương, thì số luợng doanh nghiệp do cộng đồng người Hoa tại địa phương làm chủ đầu tư có hơn 6.500 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 18%. Hiện tại các doanh nhân, doanh nghiệp người Hoa ở Bình Dương đã đầu tư đầy đủ vào các lĩnh vực, từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đến các ngành mới như: chế biến thực phẩm, giày da, linh kiện điện tử, đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp… Trong đó, một số ngành như: chế biến gỗ, sản xuất hàng mỹ nghệ, gốm sứ, thì tỷ lệ này đạt từ 30% - 50% số doanh nghiệp cùng ngành.
Quá trình phát triển hệ thống doanh nghiệp người Hoa ở Bình Dương cơ bản đã đáp ứng đuợc xu thế cạnh tranh trong giai đọan hội nhập, đó là sự đa dạng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tích cực hoàn thiện và đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất luợng sản phẩm… Nhờ vậy các doanh nghiệp đều họat động đạt hiệu quả cao, đồng thời còn thực hiện tốt các trách nhiệm với nhà nước, với xã hội…
Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa như chữ Tín, nền tảng gia đình, tính quyết đoán, phương thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, cũng như sự hỗ trợ chung của cộng đồng, là những yếu tố quan trọng tạo nên những thành công vuợt bật của doanh nghiệp người Hoa ở Bình Dương trong thời gian qua. Điển hình như trong Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, hiện nay số hội viên là doanh nhân người Hoa đã chiếm hơn 30%, đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ của Tỉnh hơn 1 tỷ USD/năm.
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng gốm sứ mỹ nghệ, thì doanh nghiệp người Hoa ở Bình Dương đã chú trọng phát triển ngành đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, với công nghệ hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 200 triệu USD, chiếm đến 75% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương.
Để các doanh nghiệp, các doanh nhân người Hoa tiếp tục có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế công nghiệp, trước hết các ngành hữu quan cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất, tạo ra nhiều chỗ làm mới. Đồng thời tiếp tục quan tâm giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ vốn, ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp. Làm được điều này, chắc chắn các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp người Hoa nói riêng sẽ phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình, góp phần đưa nền kinh tế của đất nước phát triển bền vững.