Trong xu thế tiêu dùng hiện nay, các lọai nông sản đuợc canh tác và chế biến theo phương thức hữu cơ( Organic) đuợc khách hàng đặc biệt tin dùng, mở ra một triển vọng rất tốt cho nền sản xuất nông nghiệp, cũng như ngành chế biến nông sản sau thu họach.
Sau gần 30 năm thành lập, Công ty cổ phần Vinamit ngày càng phát triển về qui mô canh tác, kinh nghiệm chế biến, phát triển thị trường và hòan thiện các chuẩn canh tác, chuẩn chế biến và chuẩn đóng gói theo qui định quốc tế. Đáng chú ý là cuối năm 2016, đơn vị đã đạt chứng nhận canh tác hữu cơ tiêu chuẩn Hoa Kỳ (USA Organic) và EU (Ecocert-EU). Điều này không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng sản luợng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, với các qui định nghiêm ngặt về an tòan thực phẩm, mà còn mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế rất lớn.
Theo các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản: Xu thế sử dụng nông sản hữu cơ đã phát triển mạnh trên thế giới. Mục đích xu thế tiêu dùng này là hướng tới việc bảo vệ sức khỏe con người, lọai bỏ hòan tòan các yếu tố tác động từ phương thức canh tác, chế biến hóa học vốn có những điều kiện không tốt như: nguồn đất, nguồn nuớc bị ô nhiễm, các tác động từ hóa chất vô cơ trong canh tác…
Từ đặc thù canh tác nông sản theo phương thức hữu cơ vốn sử dụng quĩ đất sạch đã qua thời gian cải tạo từ 3-5 năm, sử dụng nguồn nuớc không ô nhiễm, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ từ trong tự nhiên và các vi sinh vật trong đất để nuôi dưỡng cây trồng, nên năng suất cây trồng thấp hơn các phương thức canh tác khác. Mặt khác trong quá trình chế biến theo phương thức hữu cơ, doanh nghiệp không sử dụng phụ gia, do vậy doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại để đảm bảo chất luợng sản phẩm xuất khẩu… Những yếu tố này là cơ sở đầu tiên để xác định giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu, doanh nghiệp chủ động đề xuất giá bán, trên cơ sở thị trường chấp nhận và rất ít giá tham chiếu, nên có thể đạt hiệu quả tốt. Theo một số doanh nghiệp hiện nay, giá bán các sản phẩm hữu cơ trên thế giới có thể cao hơn giá bán bán các sản phẩm canh tác và chế biến thông thường từ 2 lần đến 20 lần, tùy thuộc từng chủng lọai sản phẩm.
Như vậy, phương thức canh tác chế biến nông sản hữu cơ đã mang lại hiệu hiệu quả kinh tế rất cao so với phương thức canh tác truyền thống. Tuy vậy, để đảm bảo cho sự thành công của phương thức canh tác hữu cơ, nhà nuớc cần có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và nông dân trong việc tạo quĩ đất sạch, đồng thời hòan thiện các hạ tầng phục vụ canh tác nông nghiệp, cũng như đầu tư các phương tiện, thiết bị canh tác và chế biến.