Tính đến thời điểm hiện nay, Bình Dương có hơn 35 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản với trên 40 điểm, mỏ đá, sét gạch, cát… với tổng diện tích trên 1 ngàn 400 héc ta. Riêng huyện Bắc Tân Uyên hiện có hàng chục đơn vị đang hoạt động khai thá

Bên cạnh những đóng góp tích cực cho xã hội, thì công nghiệp khai thác khoáng sản còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, sinh hoạt đời sống của người dân... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động  khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên đã không ngừng chú trọng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa mức ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.

KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐI ĐÔI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Tính đến thời điểm hiện nay, Bình Dương có hơn 35 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản với trên 40 điểm, mỏ đá, sét gạch, cát… với tổng diện tích trên 1 ngàn 400 héc ta. Riêng huyện Bắc Tân Uyên hiện có hàng chục đơn vị đang hoạt động khai thác, chế biến đá; trong đó, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Thường Tân. Do tại các khu vực mỏ khai thác đá có nhiều hộ dân sinh sống và sản xuất nông nghiệp, nên phần nào cũng bị ảnh hưởng khói bụi, tiếng ồn từ việc khai thác đá.

Hiện nay, mỏ đá Thường Tân 3 do Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Dương khai thác từ năm 2006 với diện tích trên 46 héc ta, đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp phép khai thác xuống Cote -70m ; đồng thời có chủ trương cho phép công ty thăm dò khai thác xuống Cote -100m với công suất 1 ngàn 700 mét khối/năm. Mỏ Thường Tân 4 do Công ty Cổ phần Đá Hoa Tân An khai thác từ năm 2007 với diện tích trên 69 héc ta, đã được UBND tỉnh Bình Dương cấp phép khai thác xuống Cote -70m; đồng thời có chủ trương cho phép công ty thăm dò khai thác xuống Cote -100m với công suất 1 ngàn 400 mét khối/năm. Tuy nhiên, tại khu vực các mỏ đá này hiện đang có 14 hộ dân đang sinh sống và 44 hộ có đất canh tác, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do ô nhiễm. Qua khảo sát 14 hộ trực tiếp bị ảnh hưởng, có 13 hộ đồng ý chủ trương tiếp tục khai thác, nhưng với điều kiện các đơn vị khai thác phải nâng mức hỗ trợ, bảo đảm môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông, mỹ quan khu vực.

Để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường từ việc khai thác, chế biến khoáng sản, thiết nghĩ địa phương và các doanh nghiệp cần đề ra nhiều giải pháp tích cực hơn, đặc biệt là đối với công tác quy hoạch, cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản nhằm tránh gây bức xúc trong nhân dân.