Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả,chủ động phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Tiêm chủng không chỉ là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con em mình, mà qua đó khẳng định tính ưu việt của công tác tiêm chủng mở rộng trong phòng bệnh cho trẻ em.
Hiện nay có 6 bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Các loại vắc xin chủng ngừa đều có lịch tiêm và thời gian tiêm nhất định để đảm bảo tính hiệu lực. Tiêm phòng vắc-xin là phương án hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib, sởi, quai bị,…Tiêm phòng vắc-xin giúp trẻ giảm thiểu những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng.
Hiện nay, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai các vắc xin phòng ngừa 12 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Số lượng vắc xin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng trung bình hàng năm khoảng 45 - 50 triệu liều, kể cả vắc xin trong nước và vắc xin nhập khẩu. Hàng chục triệu mũi tiêm mỗi loại được sử dụng để tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em Việt Nam. Số trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng là rất hiếm, cho thấy tính an toàn và hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.
Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp phòng tránh các bệnh nguy hiểm, làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong hai năm đầu đời. Để phòng bệnh, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm, dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh, vì sức khoẻ của con em mình, nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Cần xem việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.