Ngày 5.11, Nhật Bản đã phóng thành công vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới vào không gian từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA.

Do Đại học Kyoto và công ty xây dựng Sumitomo Forestry phát triển, vệ tinh nhân tạo bằng gỗ LignoSat có kích thước bằng lòng bàn tay này có nhiệm vụ chứng minh tiềm năng của vật liệu tái tạo khi con người khám phá cuộc sống trong không gian. Ngoài việc kiểm chứng, chứng minh được độ bền của gỗ, vệ tinh LignoSat còn giúp giải quyết một vấn đề khó khăn hiện nay- đó là ô nhiễm rác thải không gian. Bởi vì, các loại vệ tinh nhân tạo thông thường được làm từ hợp kim như hiện nay, sau khi kết thúc sứ mệnh sẽ tồn tại lâu dài trong không gian, hoặc rơi vào bầu khí quyển. Trong khi đó, LignoSat sẽ ở trên quỹ đạo trong sáu tháng và sẽ cháy hoàn toàn sau thời gian hoạt động theo dự định, nên sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm