Theo Quyết định số 4495 của Bộ Công Thương, từ 1/12/2017 mức giá bán lẻ điện bình quân khoảng 1.720 đồng/kWh, tăng 6,08% so với mức giá bán lẻ điện bình quân trước đó. Theo nhận định, tùy vào từng nhóm đối tượng khách hàng và mục đích sử dụng điện mà giá

Theo Quyết định số 4495 của Bộ Công Thương, từ 1/12/2017 mức giá bán lẻ điện bình quân khoảng 1.720 đồng/kWh, tăng 6,08% so với mức giá bán lẻ điện bình quân trước đó. Theo nhận định, tùy vào từng nhóm đối tượng khách hàng và mục đích sử dụng điện mà giá bán điện mới sẽ tăng nhiều hay ít so với giá cũ.

 Theo Bộ Công Thương, giá điện mới không làm thay đổi quá lớn trong cơ cấu nhóm khách hàng sử dụng điện, trong cơ cấu biểu giá. Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong lần tăng giá điện sắp tới, là giá điện kinh doanh, dịch vụ. Giá điện dịch vụ này sẽ ngang giá sản xuất. Điều này đã tạo không ít lo ngại cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Theo ngành điện Bình Dương, từ ngày 1/12/2017, Công ty đã thực hiện chốt chỉ số 33.017 công tơ của tất cả khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt. Trong đó, đối tượng khách hàng sản xuất là 15.982 công tơ; kinh doanh dịch vụ là 9.599 công tơ; Cơ quan hành chánh là 6.396 công tơ; trường học, bệnh viện là 1.040 công tơ.

Có thể nói, mong muốn của cộng đồng các doanh nghiệp và người dân hiện nay là cần có thị trường điện cạnh tranh thực sự. Bởi thị trường phát điện cạnh tranh, là bước đầu trong lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động vận hành và định giá điện.

Bài học từ câu chuyện tiền lương, xăng dầu chưa tăng hoặc ngay sau khi tăng- đã khiến mặt bằng giá leo thang- vẫn còn đó. Thiết nghĩ, tăng giá điện cần tính toán theo lộ trình hợp lý nhất. Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp mong muốn, ngành điện sẽ cân nhắc hơn khi chuyển "gánh nặng" hoạt động kém hiệu quả của mình sang cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả xã hội phải gánh chịu. Thị trường cần bình đẳng, trong đó không thể xem nhẹ quyền lợi của bên mua- chính là người tiêu dùng.