Đến nay, Bình Dương đã có nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Không chỉ tạo ra giá trị lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, mà những kết quả trong qúa trình chuyển dịch kinh tế của địa phương còn là điều kiện cần thiết để kinh tế Bình Dương hội nhập với kinh tế tòan cầu.
Có thể khẳng định, một trong những thành tựu ấn tượng nhất của Bình Dương sau 43 năm, kể từ ngày miền Nam hòan toàn giải phóng –thống nhất đất nuớc và sau hơn 21 năm kể từ ngày tái lập Tỉnh, chính là địa phương đã chuyển dịch thành công nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ chiếm vai trò chủ đạo, đảm bảo tốc độ tăng truởng cao. Trong đó tỷ trọng công nghiệp đã chiếm gần 64%, dịch vụ chiếm gần 24%, thuế sản phẩm chiếm gần 8,6% và nông nghiệp chỉ còn 4%.
Đạt đuợc kết quả này, cùng với việc thực hiện chủ trương xuyên suốt và nhất quán “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư. Trải thảm đỏ đón nhân tài, trí thức” của lãnh đạo Tỉnh Sông Bé cũ, lãnh đạo Tỉnh Bình Dương hiện nay luôn chú trọng đến việc đầu tư hạ tầng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chỉ tính riêng trong 21 năm qua, tòan Tỉnh đã có khỏang 10.000 công trình lớn nhỏ đuợc đầu tư đưa vào sử dụng, tạo động lực đảm bảo yêu cầu phát triển. Trong đó, hệ thống các khu công nghiệp đã phát triển từ 3 khu với diện tích khỏang 400 ha năm 1997, lên 29 khu công nghiệp với diện tích hơn 10.500 ha vào cuối năm 2017.
Ngoài ra, Bình Dương cũng rất thành công trong việc huy động các thành phần kinh tế đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp phục vụ nhu cầu nội địa và thị trường quốc tế. Đến đầu tháng 4 năm 2018, Bình Dương đã có gần 36.000 doanh nghiệp trong và ngoài nuớc họat động, với tổng vốn đầu tư 29,3 tỷ USD và gần 250.000 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh, đã tạo ra gía trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu của địa phương chiếm hơn 10% giá trị của cả nuớc.
Trong định hướng tới, Bình Dương sẽ tiếp tục nâng cao tỷ trọng thương mại dịch vụ trong nền kinh tế, hướng đến lọai hình dịch vụ chất luợng cao, giá trị gia tăng lớn; đồng thời tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế thế giới, thông qua việc thu hút nguồn vốn FDI từ các quốc gia.
Trãi qua 43 năm hòa bình xây dựng, đặc biệt là trong 21 năm Bình Dương phát triển, với sự nỗ lực chung của các cấp ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ và thuộc vào top đầu cả nuớc. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục gặt hái đuợc nhiều kết quả hơn nữa trong việc nâng cao chất luợng tăng trưởng kinh tế công nghiệp và dịch vụ, khi nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với kinh tế tòan cầu.