Cùng với Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục dự kiến sẽ trình và thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này. Tuy nhiên, do còn có nhiều bất cập, nhất là liên quan đến tranh cãi xung quanh tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nên Luật giáo dục (sửa đổi) chưa được t

 Cùng với Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục dự kiến sẽ trình và thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này. Tuy nhiên, do còn có nhiều bất cập, nhất là liên quan đến tranh cãi xung quanh tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nên Luật giáo dục (sửa đổi) chưa được thông qua.

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 với 63 cụm thi do  63 tỉnh –thành phố trên cả nước chủ trì. Kỳ thi đã đem lại nhiều thuận lợi cho các thí sinh, người nhà trong việc đi lại, ăn ở..., tuy nhiên cũng lộ rõ nhiều yếu kém: 9 cán bộ ngành giáo dục tại 4 địa phương đã bị khởi tố hình sự; Hàng trăm thí sinh được sửa điểm; Đề thi chưa phù hợp về độ khó; Lỗ hổng nghiêm trọng về bảo mật chấm thi.

 Trước những sai phạm được coi là bê bối nhất trong lịch sử của kỳ thi này thì vấn đề có nên tiếp tục hay dừng việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia lại được đặt ra, đó là có nên giao cho các địa phương chủ trì tổ chức kỳ thi hay không? Có nên tách kỳ thi tốt nghiệp và đại học ra thành 2 kỳ thi độc lập? Hay thậm chí là giao việc xét tốt nghiệp về cho các địa phương, không cần phải thi nữa.

Trong khi sai phạm kỳ thi đang tiếp tục được điều tra và mở rộng, cùng với nhiều tranh cãi xung quanh nên tiếp tục kỳ thi hay không thì Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra đề xuất được xét tốt nghiệp. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ và phải có sự thống nhất trong luật giáo dục sửa đổi sắp tới.

Thi THPT quốc gia là kỳ thi có mức ảnh hưởng rất lớn, tác động tới không chỉ hàng triệu học sinh, gia đình mà còn cả xã hội. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm đưa ra phương án hợp lý nhất. Kỳ thi phải hướng tới sự ổn định, tránh tình trạng thay đổi từng năm.