Cùng với việc đầu tư trang biết bị giảng dạy, đổi mới phương thức đào tạo, việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình thiết bị tự làm phục vụ công tác giảng dạy trong nhà trường được khuyến khích và nhân rộng, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng yêu c

Kỹ năng thực hành là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đạo tạo nghề. Đây cũng chính là mặt hạn chế cần được cải thiện, khắc phục của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Do đó, cùng với việc đầu tư trang biết bị giảng dạy, đổi mới phương thức đào tạo, việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình thiết bị tự làm phục vụ công tác giảng dạy trong nhà trường được khuyến khích và nhân rộng, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới.

THIẾT THỰC PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ

 Là một trong những thiết bị tự làm được đánh giá cao tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Bình Dương năm 2019, mô hình “Máy cắt Laser mini” của đơn vị Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An được áp dụng hiệu quả trong đào tạo nhóm ngành cơ khí của nhà trường. Vận hành với đầy đủ tính năng của một thiết bị nguyên bản, mô hình này tăng tính thị phạm cho giảng viên, giúp sinh viên có thể nắm bắt cùng lúc lý thuyết và thực hành ngay tại giảng đường, tiếp thu kiến thức cụ thể, dễ dàng hơn.

Trong thời đại công nghiệp 4.0, tay nghề của người lao động phải không ngừng được cải thiện nâng cao, mới có thể nắm bắt, làm chủ công nghệ máy móc, phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Với vai trò trọng tâm đào tạo ra những người thợ lành nghề, các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải hành động quyết liệt trong thực hiện “sứ mệnh” đào tạo nghề, đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành, để tạo ra “sản phẩm tốt”, đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội.

Trong chương trình đào tạo nghề ở các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay, kỹ năng thực hành chiếm từ 70% trở lên thời gian đào tạo. Nền tảng thực hành tốt sẽ quyết định đến hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thiết bị dạy học tự làm sẽ tạo điều kiện cho nhà trường kiểm chứng, đánh giá hiệu quả nghiên cứu, hoàn thiện chương trình đào tạo của mình sát với thực tiễn nhất.

Đào tạo gắn với thi đua nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật trong các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang được đẩy mạnh. Qua đó, đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thời đại công nghiệp 4.0, đồng thời góp phần tạo nền tảng vững chắc trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.