Ngày 10/8, kỷ niệm 56 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2017) cũng là ngày vì nạn nhân chất độc da cam. Hơn 40 năm chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của nhiều gia đình vẫn còn đó khi di chứng từ chất độc hóa học vẫn đeo đẳng. Vì vậy

Ngày 10/8, kỷ niệm 56 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2017) cũng là ngày vì nạn nhân chất độc da cam. Hơn 40 năm chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của nhiều gia đình vẫn còn đó khi di chứng từ chất độc hóa học vẫn đeo đẳng. Vì vậy, chăm lo nạn nhân da cam sẽ giúp các gia đình xoa diu nỗi đau trong cuộc sống.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hơn 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ rãi xuống nhiều vùng rộng lớn ở Miền Nam Việt Nam. Chiến tranh lùi xa nhưng nổi ám ảnh, đau thương của những nạn nhân chất độc da cam vẫn đớn đau khi không chỉ những người trực tiếp tham gia kháng chiến mà thế hệ con cháu của họ phải mang thân hình dị dạng, sống cảnh tật nguyền.

Để bù đắp nỗi đau cho những gia đình là nạn nhân chất độc da cam, Nhà nước đã thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng. Ngòai ra, ngành lao động thương binh xã hội còn mua thẻ bảo hiểm y tế, ưu tiên giải quyết vốn vay cho các hộ gia đình có người nhiễm chất độc hóa học da cam vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Toàn tỉnh Bình Dương có trên 800 đối tượng là nạn nhân chất độc da cam đang được hưởng chế độ chính sách, trong đó có trên 500 người trực tiếp tham gia kháng chiến, gần 300 người là con của người tham gia kháng chiến. Công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam đã được tòan xã hội quan tâm bằng nhiều chương trình thiết thực.

Nhân kỷ niệm 56 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức thăm, tặng quà trực tiếp 30 nạn nhân nhiễm chất độc da cam và phân cấp các địa phương tặng 500 phần quà cho các gia đình nạn nhân ở các địa phương trong tỉnh. Đây là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc thể hiện sự chăm lo cũng như trách nhiệm của toàn xã hội đối với nạn nhân da cam/dioxin, góp phần bù đắp và làm vơi đi phần nào những mất mát, đau thương cho các nạn nhân da cam.

Bên cạnh sự nỗ lực vượt qua nỗi đau bệnh tật, sự chăm lo của Đảng, nhà nước và của tòan xã hội là nguồn động viên lớn góp phần xoa dịu nỗi đau cho những nạn nhân chất độc da cam. Sự chung tay chăm sóc của tòan xã hội đã bù đắp phần nào sự mất mát cho những người đã cống hiến vì độc lập dân tộc,