Thông thường, vào mùa hè trẻ em rất dễ mắc các bệnh như: Rôm sảy, tay chân miệng, viêm màng não, bệnh sởi, đặc biệt là sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Trong đó, viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não mùa hè, viêm não B, là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Bên cạnh việc tiêm ngừa vacin, thì các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh cho con em, nhất là trong mùa hè.
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao; đồng thời di chứng liên quan đến thần kinh như động kinh, giảm học lực, liệt, mất khả năng lao động... cũng rất lớn, chiếm đến hơn 50%... Bệnh này không lây từ người sang người, mà chủ yếu là qua đường trung gian là muỗi vằn, một loại muỗi thuộc giống Culex và Aedes. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Sự lan truyền virút viêm não Nhật Bản thường xảy ra ở khu vực nông thôn.
Mặc dù trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, bệnh này xuất hiện nhiều tại một số tỉnh phía Bắc. Thông thường, thời kỳ ủ bệnh viêm não Nhật Bản từ 1 - 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như: sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ và lú lẫn. Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Và cho đến nay, bệnh này chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu.
Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh viêm não Nhật Bản, nên người dân, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ cần phải có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ nơi ở, sinh hoạt của gia đình. Nếu phát hiện bệnh sớm phải nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được khám và cấp cứu kịp thời. Nếu chậm trễ sẽ gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và hiệu quả điều trị sẽ không cao.Ngoài ra, ngành Y tế cũng cần phối hợp với các ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền các nhận biết bệnh, cách phòng ngừa, cũng như sự nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản để người dân biết và phòng tránh. Khi trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt, phối hợp chườm khăn mát cho trẻ. Việc đưa trẻ tới bệnh viện và được xử lý kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản.