Cảnh giác với dịch vụ đổi tiền dịp Tết qua mạng xã hội
Xác định muốn phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững, hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Vì vậy trong 20 năm qua, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Bình Dương đã trở thành địa phương đi đầu của cả nước về kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển về hạ tầng giao thông.
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông là rất lớn, trong khi đó hàng năm khả năng đáp ứng của nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 20%. Vì vậy trong nhiều năm qua, Bình Dương đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư theo hình thức BOT xây dựng các tuyến đường giao thông trọng điểm, giao thông kết nối vùng, cũng như các tuyến giao thông trong các khu dân cư và đô thị. Từ đó góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế đúng định hướng. Đồng thời tạo những bước phát triển ngày càng nhanh về đô thị.
Nhờ vào nỗ lực và quyết tâm của tỉnh, cùng sự hưởng ứng từ các doanh nghiệp. Đến nay mạng lưới giao thông ở Bình Dương có trên 7 ngàn 421 km, trong đó có 3 tuyến quốc lộ gồm 1A, 1K và 13, có chiều dài 77km, đến nay 100% tuyến đường quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư nâng cấp và mở rộng. Bên cạnh đó có 14 tuyến đường tỉnh, với chiều dài 449km đã có tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%, đối với các tuyến đường huyện và đường đô thị đã nhựa hóa đạt từ 80 đến 94%. Trong đó chỉ riêng Becamex IDC đã đầu tư xây dựng được 1.700km đường giao thông, với tổng số vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Hiện nay Bình Dương đang tiếp tục chú trọng vào đầu tư các dự án giao thông trọng điểm như hoàn thành dự án đường Mỹ Phước – Tân Vạn, các đường tạo lực của thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Bên cạnh đó là mở rộng đường DT 743 từ Miễu Ông Cù đến Sóng Thần và đặc biệt là triển khai nhanh các thủ tục để triển khai các cầu vượt trên quốc lộ 13 đoạn đi qua thị xã Thuận An. Bên cạnh đó, Bình Dương sẽ phối hợp triển khai các tuyến đường vành đai, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt, đường thủy để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các khu, cụm công nghiệp đến các cảng biển trong vùng.
Thành công trong công tác xã hội hóa về đầu tư hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo động lực và lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời thực hiện đúng lộ trình về phát triển đô thị, góp phần nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân.