Những kết quả nổi bật của tỉnh Bình Dương trong thực hiện Đề án 06
Kết quả điều tra PCI 2018, Bình Dương tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu cả nước về chỉ số cơ sở hạ tầng. Chỉ số cơ sở hạ tầng tuy không được đưa vào để tính điểm PCI, nhưng là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp quyết định đầu tư.
BÌNH DƯƠNG TIẾP TỤC DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC
VỀ CHỈ SỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG PCI 2018
Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, Bình Dương đã đầu tư mạnh cho hạ tầng giao thông. Hệ thống đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài gần 7.500km, trong đó, có 3 tuyến quốc lộ, 14 đường tỉnh, còn lại là hệ thống đường huyện, đường đô thị và đường xã. Đánh giá của ngành chức năng, hạ tầng giao thông của Bình Dương được đầu tư tương đối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao thông nội tỉnh và kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Trong lộ trình xây dựng thành phố thông minh, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và một hệ thống giao thông đô thị xanh, thông minh và an toàn. Hiện nay, UBND tỉnh đang xây dựng kế hoạch cho dự án giao thông đường sắt dài khoảng 100km kết nối các KCN của Bình Dương với các cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM. Tỉnh cũng nghiên cứu triển khai 3 trung tâm logistics lớn nằm dọc tuyến đường sắt chuyên dùng.
Quy hoạch phát triển KCN gắn với qui hoạch phát triển KTXH của tỉnh và nhất là đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, kết nối thuận lợi với hạ tầng kỹ thuật của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các KCN tỉnh BD đã trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Trên địa bàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp, diện tích 12.743 ha, trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ cho thuê đạt 80,8% . Tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc triển khai một số khu công nghiệp mới và mở rộng. Dự kiến, đến năm 2020, tỉnh BD có 33 KCN với diện tích 14.790ha.Các KCN mới được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng. Trước xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc biệt là xây dựng TP thông minh, BD hướng đến các mô hình khu công nghiệp thông minh, khu công nghiệp khoa học công nghệ sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới trong bối cảnh mới:
Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI bao gồm 4 chỉ số thành phần là các khu/cụm công nghiệp; đường giao thông; dịch vụ tiện ích cơ bản về hạ tầng (viễn thông, năng lượng); tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả điều tra PCI 2018, Bình Dương tiếp tục vững vàng ở vị trí quán quân là tỉnh nhiều năm liền luôn dẫn đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng. Nhiều doanh nghiệp khi được tham gia khảo sát trả lời ưu tiên chọn Bình Dương vì rất ấn tượng với cơ sở hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng công nghiệp:
Nhiều năm liền, BD dẫn đầu cả nước về chỉ số cơ sở hạ tầng PCI, cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ của chính quyền tỉnh đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá rất cao. Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiên quyết để mở ra khả năng thu hút vốn đầu tư; phát triển các ngành kinh tế chủ chốt, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.