Có một người như thế trên đất Bình Dương

04/09/2022
Lượt xem: 5142

Ông Hồ Minh Phương sinh năm 1944, quê ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Trong thời kỳ làm lãnh đạo, ông Hồ Minh Phương được đánh giá là người có lối sống bình dị, hòa đồng.

Ông cũng là một trong những người gắn bó trực tiếp, góp công lớn xây dựng Sông Bé - Bình Dương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh hàng đầu về công nghiệp của cả nước.

Giai đoạn năm 1994-1999 được coi là bước ngoặt lịch sử của Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 1997, tỉnh Sông Bé tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Từ năm 1997-2004, ông Hồ Minh Phương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Đại biểu HĐND tỉnh (khóa V) cho đến khi về hưu.

Nghị quyết của HĐND tỉnh khóa V khi đó xác định sẽ xây dựng tỉnh Bình Dương thành tỉnh công nghiệp - dịch vụ - đô thị.

Với chính sách "Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư", "Trải thảm đỏ thu hút nhân tài", Bình Dương đã tạo nên được mũi đột phá, xây dựng thành công Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần, mở ra hướng phát triển các KCN tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

Trao đổi với báo chí khi đó, ông Hồ Minh Phương cho biết, Bình Dương "sinh sau đẻ muộn", buộc phải "đi tắt đón đầu" tìm con đường riêng cho mình.

Tầm nhìn là yếu tố quan trọng. Nhưng tầm nhìn đó phải có sự ủng hộ từ Trung ương, chứ Bình Dương không đơn thân độc mã để phá rào.

Bình Dương không lấy tiền ngân sách, vay ngân hàng để làm hạ tầng công nghiệp. Thay vào đó, việc huy động vốn được giao cho chủ đầu tư vận động các doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng hạ tầng KCN.

Nhờ những cải cách về thể chế, cùng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Bình Dương mới có ngày hôm nay.

Công an Bình Dương - Phát huy truyền thống anh hùng

Công an Bình Dương - Phát huy truyền thống anh hùng

Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân (CAND) Việt Nam, lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) Việt Nam đã sớm ra đời từ những ngày đầu giành được chính quyền, trên cơ sở củng cố và phát triển các tổ chức tiền thân trước Cách mạng Tháng Tám, như “Đội tự vệ đỏ” trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931, “Ban Công tác đội” năm 1940, “Đội trinh sát”, “Đội hộ lương diệt ác” năm 1945…