Đại hội điểm cấp cơ sở của thành phố Thủ Dầu Một thành công tốt đẹp
Tính đến đầu quí II/2019, Bình Dương có gần 37.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký gần 311.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu cạnh tranh.
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ MỚI
Công ty TNHH Cường Phát là một trong những doanh nghiệp tư nhân ở Bình Dương chú trọng thực hiện quá trình đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng đồng bộ, hiện đại và tiếp cận tốt với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Với quá trình tự động hóa sản xuất, ứng dụng các giải pháp quản trị tiên tiến dựa trên nền tảng của công nghệ mới của ngành gốm sứ, nên doanh nghiệp tạo được hiệu quả kinh tế rất cao.
Đối với Công ty cổ phần Nhựa Nhị Bình, dù mới đi vào sản xuất hơn 2 năm, song nhờ chú trọng đầu tư thiết bị theo công nghệ mới nhất, đồng thời khai thác các thành tựu trong giai đọan đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nên đơn vị đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Đơn vị dự kiến đạt doanh thu xuất khẩu khỏang 6 triệu USD trong năm nay.
Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan, trong những năm qua, nhất là từ khi thế giới bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp trong nuớc ở Bình Dương rất chú trọng đến việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao chất luợng nguồn nhân lực. Cụ thể, ở lĩnh vực đầu tư đổi mới công nghệ, trong giai đọan từ năm 2012 đến nay, nguồn vốn tăng thêm của doanh nghiệp trong nước đạt khoảng 110.000 tỷ đồng, chiếm hơn 45 % tổng vốn đầu tư trong nuớc mà Bình Dương thu hút đuợc trong hơn 6 năm qua. Cùng với các dự án mới, các dự án mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ của khu vực có vốn trong nuớc đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu ở địa phương. Riêng năm 2018, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nuớc ở Bình Dương đạt giá trị xuất khẩu gần 5 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Đáng ghi nhận là cùng với việc ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp còn chú trọng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp thông qua các giải pháp tiên tiến phù hợp với giai đọan đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo đuợc hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những kết quả bước đầu của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ sẽ là kinh nghiệm và nền tảng cần thiết cho hệ thống doanh nghiệp trong nước trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập hiện nay.