Hội nghị Ban chấp hành Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương lần VI
Hội nghị Ban chấp hành Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương lần VI
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 17% về lượng nhưng giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ. Giá mủ xuất khẩu giảm đã tác động đến giá thu mua trong nước. Hiện giá mủ cao su tiểu điền nông dân bán ra ở mức 240đ/độ, giảm so với đầu vụ.
Vào đầu vụ khai thác năm nay, giá mủ cao su ở mức 280đ/độ và sau đó liên tục giảm nhẹ, hiện ở mức 240đ/độ. Với mức giá hiện nay, tùy theo độ mủ cao su của mỗi vườn, 1 kg mủ nước chỉ khoảng 8.000đ-10.000đ/kg. Giá mủ cao su giảm, nông dân không mấy phấn khởi. Song, vẫn đầu tư chăm sóc diện tích cao su của gia đình và khai thác hợp lý theo qui trình D2 hoặc D3, sử dụng công lao động của gia đình để đảm bảo nguồn thu nhập.
Giá mủ cao su liên tục giảm từ đầu vụ khai thác năm 2018, nhưng vẫn ở mức cao hơn so với giá của những năm trước đây khi có những thời điểm giảm khá sâu. Mặc dù giá mủ năm nay ở mức thấp nhưng xét về mức độ đầu tư, công chăm sóc và chu kỳ khai thác của cây cao su thì hiệu quả kinh tế mang lại vẫn cao.
Một hecta cao su cả chu kỳ đầu tư từ 26-27 năm, trong đó, thời kỳ kinh doanh khoảng 20 năm nên giá cả dù có biến động, nông dân vẫn có lời trong cả chu kỳ khai thác. Xác định được vấn đề này nên dù giá mủ giảm nhưng nông dân vẫn quan tâm giữ diện tích cao su, điều tiết hợp lý trong chăm sóc và khai thác. Điều này sẽ góp phần đảm bảo sản lượng mủ cho chế biến xuất khẩu, tăng giá trị của ngành nông nghiệp Bình Dương. Hiện nay, cây cao su được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên với tổng diện tích đạt gần 134 ngàn hécta.
Hội nghị Ban chấp hành Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương lần VI
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngành
Không khí đón tết của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Nam Du
Thăm và chúc Tết tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị
Kiện toàn chức danh chủ chốt Liên đoàn Lao động Tỉnh
Bình Dương nghiên cứu tiền khả thi các dự án đường sắt