Ký kết hợp tác chương trình thiện nguyện
Cuối năm là thời điểm có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn cháy, nổ. Các chợ, trung tâm thương mại tập trung nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu nhằm phục vụ thị trường tết; các doanh nghiệp thường tăng ca để kịp đơn hàng. Do đó nhu cầu về sử dụng nguồn nhiên liệu, tăng thiết bị sản xuất trong khi hệ thống điện không thay đổi, nên dễ dẫn đến quá tải, chập mạch gây cháy.
Mới đây nhất, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở công ty TNHH Lợi Oai, chuyên sản xuất đồ gỗ tại tổ 4, khu phố Bình Phước A, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, Bình Dương. Nguyên nhân chính là do chập điện môtơ tại một dây chuyền sản xuất. Ngoài nhà xưởng rộng khoảng 1.000m² đã bị thiêu rụi, đổ sụp, đám cháy còn lan rộng sang một nhà xưởng, các container chứa gỗ thành phẩm xuất khẩu gần đó, gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, việc tập trung sản xuất, cung cứng hàng hóa cho thị trường, thì nguy cơ cháy nổ cũng tăng theo, do nhu cầu sử dụng điện, nguyên - nhiên liệu, hoạt động của máy móc - dây chuyền công nghệ… đều tăng. Điều đó làm gia tăng nguy cơ xảy ra những vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Theo ngành chức năng, bên cạnh hạn chế các nguồn lửa, nguồn nhiệt phát sinh, thì chủ cơ sở cần quan tâm đến việc sắp xếp hàng hóa chứa trong kho, nhà xưởng, chợ, siêu thị… Đồng thời, lực lượng chữa cháy cơ sở đều phải trong tư thế sẳn sàng ứng phó mọi tình huống có thể xảy ra.
Ngoài việc triển khai sâu rộng theo phương châm “lấy phòng cháy là chính” và thực hiện “4 tại chỗ”, ngành chức năng đã có kế hoạch kiểm tra định kỳ, thực hiện diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất dịp cuối năm. Từ đó, kịp thời phát hiện và hướng dẫn các cơ sở khắc phục các vi phạm về phòng cháy chữa cháy có khả năng gây cháy và cháy lớn. Chỉ có sự chủ động và nâng cao ý thức người đứng đầu cơ sở mới có thể hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản do cháy nổ gây ra.