Những kết quả nổi bật của tỉnh Bình Dương trong thực hiện Đề án 06
Trong 8 tháng đầu năm 2018, Bình Dương đạt chỉ số tăng trưởng công nghiệp (IIP) hơn 9 % so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, cả nước chỉ đạt chỉ số tăng trưởng IIP khoảng 8 % so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của Tỉnh Bình Dương tăng hơn 9% với cùng kỳ năm 2017, cao hơn 1% so với chỉ số IIP bình quân chung của cả nước. Có được kết quả này là nhờ sự điều hành sâu sát của UBND Tỉnh Bình Dương và các ngành hữu quan trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về sản xuất công nghiệp, phát triển thị trường, cơ cấu lại đầu tư… Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đã quan tâm giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tập trung giám sát và điều hành tốt lĩnh vực tài chính, tín dụng phục vụ sản xuất, đảm bảo mức tín dụng cho sản xuất kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng với đó, việc phát triển ngành công nghiệp đúng định hướng, tập trung đầu tư mạnh về hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, quan tâm thu hút đầu tư có chọn lọc với ngành công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm tỷ trọng đến 99% là những yếu tố cơ bản đảm bảo tốc độ tăng trưởng công nghiệp Bình Dương trong thời gian qua.
Ngoài ra, hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã nỗ lực tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo tăng trưởng sản lượng. Nhờ vậy, đã có 23/26 ngành hàng đạt tốc độ tăng trưởng về sản lượng từ 4% đến 60 %, so với 8 tháng đầu năm 2017.
Hiện nay, chỉ số sản xuất công nghiệp ở Bình Dương tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, để ngành công nghiệp phát triển ổn định, về lâu dài, Bình Dương cần quan tâm thu hút các dự án có hàm lượng chất xám cao, gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ khác… Đây cũng chính là những yêu cầu cần thiết để Bình Dương gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.